Hoài sơn – Vị thuốc kiện tỳ, ích khí tốt cho người suy nhược cơ thể

22/12/2023

Với công năng kiện tỳ, chỉ tả, bổ phế khí, ích thận, Hoài sơn được sử dụng trong các trường hợp tỳ vị hư nhược, ăn uống không ngon miệng, hệ tiêu hóa kém…

1. Hoài sơn – Vị thuốc kiện tỳ

Nhắc đến củ mài có lẽ người dân Việt Nam không ai là không biết đến, nhất là thế hệ trước. Ngày nay, nhiều địa phương cũng sử dụng củ mài để chế biến thành nhiều món ăn như bánh củ mài, canh củ mài hầm xương… Không chỉ là món ăn bổ dưỡng, củ mài còn là vị thuốc tốt cho sức khỏe.

Phần củ mài được chế biến để làm thuốc và có tên gọi là Hoài sơn. Bộ phận này thường được thu hoạch vào mùa đông và đầu xuân khi cây tàn lụi. Dược liệu này thường mọc nhiều ở vùng núi như Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Quảng Trị…

hoai son

Theo Y học cổ truyền, Hoài sơn có vị ngọt, tính bình. Quy kinh tỳ vị, phế, thận. Theo các cuốn kinh thư cổ của ông cha ta để lại, người ta có ghi chép rằng, Hoài sơn sau khi được làm khô có tác dụng bổ thận, tăng cường sinh lực, giúp bệnh nhân tăng cường thính lực.

Còn theo các bác sĩ Đông y, vị dược liệu này có tác dụng bồi bổ 3 tạng quan trọng của cơ thể là tỳ, phế, thận giúp hỗ trợ và nâng cao sức khỏe trong những trường hợp sau:

  • Bồi bổ tỳ vị (cơ quan tiêu hóa chính của cơ thể): Dùng trong trường hợp ăn kém, chán ăn, bụng đầy, khó tiêu, tiêu chảy kéo dài, viêm ruột, viêm đại tràng…
  • Bổ phế (phổi): Dùng cho trường hợp ho, khó thở, hen suyễn…
  • Bổ thận: Dùng cho trường hợp thận kém, di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, tiểu đêm, khí hư, đau lưng…

2. Nghiên cứu Y học hiện đại về tác dụng của Hoài sơn

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, Hoài sơn chứa khoảng 63.25% tinh bột, 0.45% lipid, 6.75% protein. Ngoài ra, dược liệu này còn có thêm các thành phần khác, chẳng hạn như dioscin, saponin, choline cùng hàng loạt các axit amin, men oxy hóa, vitamin C, nguyên tố vi lượng khác.

Với những thành phần trên, Hoài sơn được sử dụng rộng rãi như loại thảo dược tốt cho sức khỏe. Cụ thể, có tác dụng như sau:

2.1. Tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa

Như đã chia sẻ ở trên, trong Đông y, Hoài sơn có tác dụng bồi bổ tỳ vị, vì vậy rất tốt cho những người ăn uống kém, gặp vấn đề tiêu hóa.

Còn theo nghiên cứu Y học hiện đại, chiết xuất thảo dược này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa. Bổ sung Hoài sơn giúp bạn bổ sung vi khuẩn lactobasillus có lợi, ngăn chặn vi khuẩn có hại gây loét, viêm ruột. Nghiên cứu này được thực hiện ở chuột.

Hoài sơn tốt cho hệ tiêu hóa

2.2. Bổ sung estrogen

Mặc dù Hoài sơn không chứa estrogen nhưng nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy nó có chứa hợp chất adenosine và arbutin, có tác dụng giống estrogen. Vì vậy, dược liệu này đang được nghiên cứu như một liệu pháp an toàn bổ sung estrogen cho phụ nữ mãn kinh.  Ngoài ra, Hoài sơn còn chứa nhiều vitamin C, B1, B6, .. rất tốt cho chị em phụ nữ.

Bên cạnh đó, Hoài sơn cũng được biết đến với công dụng cải thiện tình trạng loãng xương và các vấn đề phụ nữ thời kỳ mãn kinh.

2.3. Tác dụng chống oxy hóa

Hoài sơn có chứa allatoin, saponin, flavonoid, vitamin C… đây là những chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do có nguy cơ gây bệnh. Đồng thời, dược liệu này cũng thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.

Mặt khác, dược liệu này cũng chứa các nguyên tố như kali, magie, kẽm, canxi… rất tốt cho sức khỏe.

2.4. Hoài sơn giúp giảm lượng đường trong máu

Nghiên cứu cho thấy, trong Hoài sơn có chứa polysaccharide giúp giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, dược liệu này tốt cho người bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường.

Hỗ trợ giảm lượng đường trong máu

2.5. Dược liệu tốt cho sức khỏe của da

Trong nền Y học cổ truyền Trung Quốc, Việt Nam, dược liệu này đã được sử dụng để cải thiện làn da bị mụn nhọt, giúp da mềm mại hơn.

Nghiên cứu y học cũng đã tìm ra, Hoài sơn có tác dụng làm chậm những dấu hiệu lão hóa trên da nhờ vào hàm lượng vitamin C dồi dào, và đặc tính chống oxy hóa của dược liệu.

Đồng thời, giúp làm lành vết thương, làm dịu phát ban, giảm quầng thâm mắt.

Kết luận

Với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp, có thể nói Hoài sơn không chỉ đơn thuần là thực phẩm. Những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe con người không hề nhỏ. Hi vọng, qua bài viết này độc giả có thêm kiến thức hữu ích về dược liệu Hoài sơn. Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng nếu muốn sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia, thầy thuốc để vừa đảm bảo hiệu quả lại tránh những rủi ro.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bật mí cách phòng ngừa 10 bệnh tuổi già thường gặp

Tuổi tác càng cao đi kèm với nguy cơ phải đối mặt với ngày càng nhiều bệnh lý. Dưới đây…

Dấu hiệu cảnh báo suy giảm chức năng gan – Đừng chủ quan

Suy giảm chức năng gan là tình trạng gan bị tổn thương dẫn đến không thể thực hiện tốt các…

Kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân ung thư

Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư đúng cách là vô cùng cần thiết, giúp người bệnh phục hồi thể…

6 Cách phân biệt nấm Linh chi thật giả đơn giản

Vì sự quý hiếm của nấm Linh Chi mà trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại nấm giả, kém…

Tác hại của rượu bia đối với sức khỏe – Cách phòng ngừa và hạn chế

Rượu bia là đồ uống quen thuộc trong những cuộc nhậu, trên bàn tiệc tiếp khách, thậm chí nhiều người…

Linh chi – Dược liệu quý cho sức khỏe

Nấm Linh chi từ lâu đã được biết đến là một trong vị thuốc bổ hàng đầu. Những lợi ích…

0343446699