Linh chi – Dược liệu quý cho sức khỏe

24/07/2024

Nấm Linh chi từ lâu đã được biết đến là một trong vị thuốc bổ hàng đầu. Những lợi ích mà Linh chi đem lại cho sức khỏe là điều không thể phủ nhận. 

Nấm Linh chi là gì?

Nấm Linh chi có tên gọi khác là Linh chi thảo, nấm Trường thọ, nấm Lim; nằm trong họ nấm hóa gỗ. Mũ nấm có dạng hình thận, tròn hoặc quạt. Cuống nấm lệch sang một phía mũ, hình trụ tròn hoặc dẹt, có thể phân nhánh cuống.

Loại nấm này thường được sử dụng từ xa xưa tại các nước châu Á đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây được công nhận là một loại thuốc và được ghi lại công dụng, cách dùng trong nhiều văn bản cổ như “Thần Nông Bản thảo kinh” (thời Đông Hán – Trung Quốc), “Bản thảo Cương mục” (năm 1590, Trung Quốc)…

Nấm Linh chi là gì

Phân loại

Nấm Linh chi có 6 loại với màu sắc khác nhau cùng với đó là tính chất và tác dụng riêng bên cạnh những điểm chung.

  • Thanh chi: Màu xanh, có tính bình, chủ trị sáng mắt, giúp bổ can khí, an thần, tăng cường trí nhớ, trị viêm gan cấp và mạn tính.
  • Hồng chi (hay còn gọi là Xích chi, Đơn chi): Màu đỏ, vị đắng, chủ trị các bệnh thần kinh, tim. Đây là loại Linh chi được biết tới nhiều nhất.
  • Hoàng chi (hay còn gọi là Kim chi): Màu vàng, vị ngọt, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Bạch chi (còn gọi là Ngọc chi): Màu trắng, vị cay, ích phế khí.
  • Hắc chi (còn gọi là Huyền chi): Màu đen, vị mặn, chủ trị bệnh ở cơ quan bài tiết.
  • Tử chi: Màu tím, vị ngọt, tính ôn, chủ trị đau nhức xương khớp.

Phân loại nấm Linh chi

Thu hoạch, bào chế

Linh chi trong tự nhiên ở các nước rất hiếm, phân bố không đều. Do đó, người ta đã trồng loại nấm này để đáp ứng nhu cầu của thị trường từ những năm 1970. Tùy theo sự ưa chuộng của từng vùng mà loại nấm Linh Chi nào sẽ được trồng phổ biến hơn. Cụ thể, Nhật Bản ưa chuộng Hồng chi, Nam Trung Quốc lại thích Hắc chi…

Dựa vào mục đích, nhu cầu sử dụng, loại nấm này được bào chế thành nhiều dạng như viên hoàn, thuốc nước ngọt, đông khô đóng thành nang, cốm, bột.

Thành phần

Sở dĩ Linh chi mang tới nhiều công dụng cho sức khỏe là do trong thành phần của nó chứa nhiều hoạt chất quý.

  • Polysaccharides: Giải độc, tăng cường hệ miễn dịch, ức chế tế bào ác tính, chống viêm.
  • Triterpen: Đây là một nhóm hợp chất mà phần lớn là axit ganoderic và lucidenic; giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, ức chế tập kết tiểu cầu tăng cường tuần hoàn. Nhóm hợp chất này tạo vị đắng của nấm Linh chi.
  • Lactone A: Giảm nồng độ cholesterol trong máu.
  • Acid oleic: Có khả năng kháng histamine chống dị ứng.
  • Cellulose: Hạ cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ổn định đường huyết.
  • Acid amin: Tăng cường hệ miễn dịch.
  • Giàu các nguyên tố vi lượng như Phospho, Kali, Canxi, Sắt, Kẽm… cần thiết cho cơ thể.

Công dụng của nấm Linh chi đối với sức khỏe

Đông y cho rằng nấm Linh chi có tác dụng “phù chính khu tà” tức là tăng cường thể chất, trừ bệnh tật. Do đó, nó đã được sử dụng hàng trăm năm như một biện pháp điều trị và tăng cường sức khỏe. Một số tác động của loại nấm này đối với sức khỏe có thể kể đến là:

Nấm Linh chi giúp giảm mệt mỏi, stress

Đối với những người mệt mỏi, suy nhược thần kinh, stress, trầm cảm thì sử dụng Linh chi có thể là giải pháp. Bởi nó giúp cải thiện tâm trạng, giúp giảm tình trạng đau đầu, chóng mặt, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Tăng cường hệ miễn dịch

Các dưỡng chất trong loại nấm này giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Sử dụng Linh chi giúp tăng lympho B, lympho T, tế bào đuôi gai, đại thực bào và tế bào NK.

Linh chi hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Công dụng này đến từ khả năng tăng lipoprotein mật độ cao trong máu. Từ đó giúp chuyển hóa và đào thải cholesterol mật độ thấp. Điều này giúp giảm cholesterol trong máu, hạ huyết áp, ổn định tim mạch. Nhờ đó, những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, tức ngực, đổ mồ hôi… cũng được cải thiện.

Hỗ trợ cho người bị viêm gan

Gan có thể bị tổn thương do nhiều yếu tố tác động như virus, sử dụng nhiều rượu bia, dùng thuốc Tây dài ngày… Sử dụng nấm Linh chi có thể giúp phục hồi tế bào gan bị tổn thương, cải thiện men gan, tăng khả năng thải độc của gan. Hoạt chất được chiết xuất từ loại nấm này là axit ganoderenic A được phát hiện là có tác dụng bảo vệ gan. Sử dụng Linh chi cũng giúp duy trì chỉ số AST, ALT ở mức bình thường.

Linh chi hỗ trợ người bệnh tiểu đường

Một số thành phần trong nấm Linh chi đã được chứng minh có khả năng hạ đường huyết ở động vật. Tuy nhiên cần có thêm nghiên cứu lâm sàng trên người để khẳng định.

Hỗ trợ người bệnh ung thư

Do khả năng nâng cao hệ miễn dịch và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, bảo vệ màng tế bào, phòng ngừa di căn mà loại nấm này được cho là phù hợp với người bệnh ung thư. Đặc biệt, bệnh nhân điều trị hóa trị, xạ trị sử dụng Linh chi sẽ giúp giảm phản ứng phụ; cải thiện chỉ số hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố; hỗ trợ ăn ngủ ngon hơn.

Theo nghiên cứu của Zaidman và cộng sự được thực hiện năm 2005, hai nhóm thành phần chính trong Linh chi là polysaccharides và triterpene có khả năng phòng ngừa, tiêu diệt khối u.

Công dụng của nấm Linh chi đối với sức khỏe

Liều lượng sử dụng

Tuy là một dược liệu quý hiếm và bổ dưỡng nhưng để đảm bảo an toàn và phát huy hết tác dụng cần sử dụng đúng liều lượng. Tùy thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe, mục đích sử dụng mà sẽ có liều lượng phù hợp khác nhau.

Sau đây là liều lượng tham khảo mỗi ngày tùy theo dạng nấm được sử dụng:

  • Từ 1,5 – 9g nấm khô dạng thô
  • Từ 1 – 1,5g nấm tán nhuyễn
  • 1ml dung dịch nấm

Một số bài thuốc chứa Linh chi

Đối với những trường hợp cụ thể sẽ có những bài thuốc phù hợp.

Bài thuốc trị mất ngủ suy nhược thần kinh

  • Linh chi: 9g
  • Lá vông, lá sen: mỗi loại 12g
  • Cúc hoa: 10g

Sắc hoặc hãm như trà uống trong ngày.

Bài thuốc trị viêm phế quản, hen suyễn, ho gà

  • Linh chi, Bách hợp: mỗi loại 10g
  • Trần bì: 8g

Sắc hoặc hãm như trà, chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Bài thuốc trị viêm gan, cải thiện chức năng gan

Dùng Linh chi sấy khô tán bột. Mỗi lần uống 3g bằng nước trà hoa cúc để trị viêm gan.

Ngoài ra, bài thuốc dưới đây giúp tăng cường chức năng gan:

  • Bông atiso 8g
  • Nấm Linh chi: 5 lát

Đun nhỏ lửa nguyên liệu với 2,5 lít nước trong 15 phút. Chắt lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc cải thiện tình trạng đau đầu, mất ngủ

  • Cắt lát mỏng 10g nấm.
  • Đun nhỏ lửa nấm với 1 lít nước trong 15 phút cho tới khi nước chuyển sang màu nâu là được.
  • Uống khi còn ấm.

Một số bài thuốc chứa Linh chi

Tương tác

Bạn nên tránh dùng Linh chi nếu đang sử dụng một số thuốc dưới đây bởi nó có thể làm giảm dược tính của thuốc, gia tăng khả năng gặp phải tác dụng phụ:

  • Thuốc đông máu
  • Thuốc tiểu đường
  • Thuốc hạ huyết áp
  • Aspirin
  • Clopidogrel
  • Diclofenac
  • Warfarin
  • Captopril
  • Amlodipin

Một số lưu ý

Để đảm bảo an toàn, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Một số đối tượng được cho là không nên sử dụng nấm Linh chi. Đó là: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú; người bị rối loạn đông máu, huyết áp thấp, bệnh nhân sắp phẫu thuật.
  • Đối với những trường hợp sử dụng để chữa bệnh, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để biết được đúng liều lượng và cách sử dụng.
  • Nếu dùng sai cách, quá liều có thể dẫn tới các tác dụng phụ như: Buồn nôn, khô miệng, chảy máu cam, phát ban, dị ứng, ảnh hưởng xấu tới gan khi dùng dạng bột.
  • Mua nấm ở địa chỉ uy tín, đã được cấp phép.
  • Khi sử dụng nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường hãy ngưng ngay và thông báo cho bác sĩ.

KẾT LUẬN

Nấm Linh chi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là giúp nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch. Bên cạnh việc sử dụng độc lập, bạn có thể dùng sản phẩm có chứa Linh chi của thương hiệu uy tín.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bí quyết chống lão hóa từ thảo dược thiên nhiên

Phụ nữ ngoài 30 tuổi bắt đầu cảm nhận những dấu hiệu của thời gian qua làn da và cơ…

Hồng sâm và Linh chi – Bộ đôi hoàn hảo cho giấc ngủ ngon

Giấc ngủ ngon là chìa khóa vàng cho một cuộc sống khỏe mạnh và năng động, giúp cơ thể phục…

Hồng sâm Linh chi Táo đỏ Tâm Bình – Tri ân khách hàng, gửi ngàn thành ý

Trong thời gian vừa qua, Dược phẩm Tâm Bình chú trọng phát triển dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe.…

Bật mí cách phòng ngừa 10 bệnh tuổi già thường gặp

Tuổi tác càng cao đi kèm với nguy cơ phải đối mặt với ngày càng nhiều bệnh lý. Dưới đây…

Dấu hiệu cảnh báo suy giảm chức năng gan – Đừng chủ quan

Suy giảm chức năng gan là tình trạng gan bị tổn thương dẫn đến không thể thực hiện tốt các…

Kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân ung thư

Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư đúng cách là vô cùng cần thiết, giúp người bệnh phục hồi thể…

0343446699