Người cao huyết áp có dùng được sâm không? Câu trả lời chi tiết

24/07/2024

Sâm là thảo dược quý hiếm giúp bồi bổ và tăng cường sức khỏe. Thế nhưng, có một vài thông tin cho rằng người cao huyết áp không nên sử dụng vì tăng huyết áp quá mức. Điều này có thực sự đúng hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Quasuckhoetambinh.vn  sẽ giúp những người cao huyết áp giải đáp thắc mắc này. Từ đó, có cách sử dụng Nhân sâm hiệu quả, bồi bổ sức khỏe.

Người bị huyết áp cao có dùng được sâm không?

Sâm dược liệu quý nổi tiếng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trong đó phải kể đến bồi bổ, tăng cường sức khỏe. Vì vậy, sâm được xếp vào nhóm thảo dược đại bổ “thượng hạng” được nhiều người săn lùng.

Mặc dù tốt, thế nhưng dược liệu này có dùng cho những người bị tăng huyết áp hay không? Câu hỏi đang khiến cho người già – đối tượng thường xuyên sử dụng Nhân sâm lo lắng.

Có thể nói, đây là một vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Có người cho rằng, không nên dùng vì có thể làm tăng huyết áp, có người thì lại quan niệm sâm giúp kiểm soát và ổn định huyết áp. Tuy nhiên, dựa trên những kết quả nghiên cứu lâm sàng, người bị huyết áp cao thường không được khuyến khích sử dụng Nhân sâm. Bởi, một số tác dụng phụ của Nhân sâm có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của huyết áp cao. Thậm chí, chúng còn có thể đẩy huyết áp lên mức cao nhất.

Tuy nhiên, người bị cao huyết áp lại hoàn toàn có thể sử dụng Hồng sâm. Hồng sâm chính là tên gọi của Nhân sâm sau khi chế biến nhằm tăng cường hoạt chất của dược liệu và bảo quản sử dụng lâu dài. Hồng sâm ở đây được lựa chọn từ Nhân sâm 6 năm tuổi, sau đó hấp, sấy theo quy trình đặc biệt cho tới khi chuyển sang màu đỏ, độ ẩm còn dưới 14%.

Vì vậy, mọi người cần phải phân biệt sâm là Nhân sâm hay Hồng sâm. Từ đó mới biết được mình có nên sử dụng hay không.

Người bị cao huyết áp có dùng được sâm không?

Vì sao người cao huyết áp có thể sử dụng Hồng sâm?

Trước khi tìm câu trả lời, độc giả cần phải biết tác dụng dược lý phong phú thảo dược dược quý này. Theo nghiên cứu, Hồng sâm có tác dụng:

  • Làm hưng phấn hệ thần kinh trung ương, chống mệt mỏi, nâng cao năng suất làm việc.
  • Giảm lo âu, trầm cảm.
  • Cải thiện sự co bóp cơ tim, tăng cường lưu thông huyết mạch.
  • Giảm mỡ máu và đường huyết.
  • Phòng ngừa tình trạng xơ vữa động mạch.
  • Chống oxy hóa, lão hóa, chống ung thư và phóng xạ.
  • Ức chế ngưng tập tiểu cầu.
  • Nâng cao năng lực hoạt động của trục tuyến yên – tuyến thượng thận, thuyết sinh dục.

Tất cả những tác dụng này trực tiếp hoặc gián tiếp đều có lợi cho con người nói chung, người bị cao huyết áp nói riêng. Đặc biệt, tác dụng tăng cường lưu thông huyết mạch, giảm mỡ máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch rất hữu ích cho việc điều hòa huyết áp, dự phòng các biến chứng do tăng huyết áp gây nên.

Thêm nữa, theo HealthCentral, đúng là Hồng sâm có thể tăng huyết áp nhưng hiệu quả này thường xảy ra trên người bị huyết áp thấp, giúp huyết áp trở lại bình thường. Còn với người bị huyết áp cao, sâm lại có tác dụng kiểm soát và điều hòa huyết áp.

Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Dược lâm sàng Hàn Quốc, các nhà nghiên cứu phát hiện ra việc uống nang Nhân sâm hàng ngày (Hồng sâm) hoặc Nhân sâm Mỹ trong 8 – 12 tuần giúp giảm trung bình khoảng 3 điểm huyết áp tâm thu (số trên) và 2 điểm huyết áp tâm trương (số dưới). Hầu hết các nghiên cứu đã thử nghiệm từ 2.7 – 5g Hồng sâm mỗi ngày trên người cao huyết áp.

Cách sử dụng Hồng sâm

Cách sử dụng và lưu ý khi sử dụng sâm cho người cao huyết áp

Có thể thấy, người bị cao huyết áp hoàn toàn có thể sử dụng Hồng sâm, tuy nhiên bạn cần quan tâm đến việc uống như thế nào để đảm bảo an toàn.

1. Cách sử dụng

Để dùng Hồng có 3 cách phổ biến sau:

  • Thái mỏng, ngậm và nhai trong miệng từng chút một. Sau đó, bạn nuốt cả nước và bã.
  • Thái mỏng, cho vào ấm sứ hoặc chén sứ thêm chút nước hấp cách thủy rồi ăn.
  • Hoặc có thể bạn dùng để ngâm mật ong và sử dụng hàng ngày.

2. Lưu ý khi dùng

Nên sử dụng liều 2 – 4g hàng ngày để đảm bảo an toàn.

  • Không được uống kèm hoặc có thời gian sử dụng gần nhau đối với thuốc hạ huyết áp. Bởi, chúng có thể khiến tác dụng của thuốc bị suy giảm.
  • Thường xuyên đến các cơ sở y tế hoặc theo dõi huyết áp tại nhà.
  • Không sử dụng Nhân sâm khi đói để tránh trường hợp hạ huyết áp quá mức.
  • Cần ăn nhạt, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên.

Qua bài viết trên, chắc hẳn độc giả đã có câu trả lời về thắc mắc “người cao huyết áp dùng sâm được không”. Hi vọng, đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn chăm sóc sức khỏe hiệu quả.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Kế sữa – Thảo dược vàng trong chăm sóc gan

Được biết tới là một trong những thảo dược hàng đầu dành cho gan, Kế sữa đã được nghiên cứu…

Bí quyết xua tan mệt mỏi tức thì từ thảo dược thiên nhiên

Cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả, căng thẳng, áp lực khiến chúng ta dễ rơi vào trạng…

Bí quyết bảo vệ gan cho người thường xuyên sử dụng rượu bia

Nếu như trước đây, số bệnh nhân nhập viện vì bệnh gan đa phần do virus thì 10 năm trở…

Mệt mỏi, căng thẳng và giải pháp hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, con người phải đối mặt với vô vàn áp lực, từ công việc,…

Bí quyết chống lão hóa từ thảo dược thiên nhiên

Phụ nữ ngoài 30 tuổi bắt đầu cảm nhận những dấu hiệu của thời gian qua làn da và cơ…

Hồng sâm và Linh chi – Bộ đôi hoàn hảo cho giấc ngủ ngon

Giấc ngủ ngon là chìa khóa vàng cho một cuộc sống khỏe mạnh và năng động, giúp cơ thể phục…

0343446699