Tác hại của rượu bia đối với sức khỏe – Cách phòng ngừa và hạn chế

24/07/2024

Rượu bia là đồ uống quen thuộc trong những cuộc nhậu, trên bàn tiệc tiếp khách, thậm chí nhiều người còn có thói quen uống rượu bia ngay cả trong những bữa ăn hàng ngày. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về tác hại của rượu bia và bí quyết để hạn chế ảnh hưởng đối với sức khỏe khi sử dụng.

1. Tác hại của rượu bia

Việc lạm dụng rượu bia, uống quá nhiều đồ uống chứa cồn có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, điển hình như:

tác hại của rượu bia

Gây suy giảm chức năng gan, tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan

Gan là cơ quan quan trọng nhất trong việc chuyển hóa cồn. Khi uống rượu, gan phải làm việc quá sức để chuyển hóa ethanol. Quá trình này tạo ra một lượng lớn các gốc tự do, gây tổn thương tế bào gan.

Uống quá nhiều rượu, gan không kịp xử lý hết lượng acetaldehyde – một chất độc hại sinh ra từ quá trình chuyển hóa rượu – dẫn đến chất này tích tụ trong gan, gây viêm và các bệnh lý về gan khác như gan nhiễm mỡ, xơ gan, thậm chí ung thư gan.

Ảnh hưởng đến dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa

Chất cồn khiến dạ dày phải đối mặt với nguy cơ tổn thương trực tiếp niêm mạc dạ dày, gây ra nhiều tác hại đối với bộ phần này như: tăng tiết axit, giảm tiết chất nhờn bảo vệ dạ dày, làm tăng nguy cơ viêm loét, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng.

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Cồn là một chất ức chế thần kinh mạnh, làm chậm hoạt động của các tế bào thần kinh, gây ra các triệu chứng như mất kiểm soát hành vi, nói năng lung tung, phản ứng chậm chạp, gây giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy và tập trung…

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Rượu bia khi vào cơ thể sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực lên hệ tim mạch thông qua cơ chế làm tăng cholesterone xấu, gây viêm, tăng sự hình thành huyết khối. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ…

Gây rối loạn giấc ngủ

Nhiều người nghĩ rằng uống một chút rượu trước khi ngủ sẽ giúp dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Rượu bia thực chất là một kẻ phá giấc ngủ do chúng làm tăng hoạt động của hệ thần kinh, đồng thời ức chế sản xuất melatonin, gây rối loạn giấc ngủ, tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ.

Ảnh hưởng đến chức năng tình dục và sinh sản

Chất cồn trong rượu bia ức chế sản xuất Testosterone – hormone tình dục ở nam giới, dẫn đến giảm ham muốn, teo tinh hoàn. Ngoài ra, chúng còn làm tổn thương các mạch máu, gây khó khăn trong việc duy trì cương cứng.

Đặc biệt, người uống rượu thường xuyên có thể bị giảm số lượng, chất lượng tinh trùng, gây khó khăn khi thụ thai.

Suy giảm hệ miễn dịch, làm tăng tốc độ lão hóa

Rượu bia làm giảm khả năng sản xuất các tế bào miễn dịch quan trọng như bạch cầu, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Ở góc độ gián tiếp, cồn gây tổn thương gan – cơ quan quan trọng giúp giải độc và sản xuất các protein miễn dịch – khiến hàng rào bảo vệ của cơ thể suy giảm.

Rượu bia còn tác động đến quá trình lão hóa, làm giảm độ đàn hồi của da, tăng nếp nhăn, khiến da sạm, tóc bạc sớm, giảm sức bền…

Tăng nguy cơ ung thư

Cồn và các chất chuyển hóa của cồn trong rượu bia có thể làm tổn thương DNA, gây đột biến gen. Những đột biến này có thể dẫn đến sự phát triển không kiểm soát của các tế bào, hình thành khối u.

Bên cạnh đó, các triệu chứng viêm, suy giảm miễn dịch, tăng Estrogen (ở nữ giới)… cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của các tế bào ung thư.

2. Tửu lượng của người bình thường là bao nhiêu?

Rượu bia gây ra nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của con người. Vậy, một người chỉ nên dung nạp tối đa bao nhiêu cồn trong những trường hợp cần thiết?

Tửu lượng của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Giới tính: Phụ nữ thường có khả năng chuyển hóa cồn chậm hơn nam giới nên có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi cùng một lượng rượu.
  • Cân nặng: Người có cân nặng thấp sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi rượu bia hơn, tửu lượng kém hơn.
  • Sức khỏe: Những người có bệnh lý về gan, tim mạch, hoặc đang dùng thuốc nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn rượu bia.
  • Tuổi tác: Người già và trẻ em có khả năng chuyển hóa chất cồn kém hơn.

Cụ thể, theo khuyến cáo chung của các tổ chức y tế thì:

  • Phụ nữ: Không nên uống quá 1 ly rượu tiêu chuẩn mỗi ngày
  • Nam giới: Không nên uống quá 2 ly rượu tiêu chuẩn mỗi ngày.

*** Một ly rượu tiêu chuẩn tương đương với 45ml rượu mạnh 40 độ hoặc 140ml rượu vang 12 độ, 350ml bia 5 độ.

3. Cơ chế chuyển hóa bia rượu, giải rượu của cơ thể

Quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể là một quá trình phức tạp. Hiểu rõ cơ chế này sẽ giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về những nguy hại của rượu bia, có những quyết định đúng đắn giúp hạn chế ảnh hưởng và bảo vệ sức khỏe bản thân.

Rượu sau khi đi vào cơ thể sẽ được hấp thu chủ yếu ở dạ dày; sau đó nhanh chóng phân bổ vào máu, đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Tại gan, chất cồn sẽ được chuyển hóa chủ yếu, dưới sự thúc đẩy của enzyme ADH và ALDH.

  • Enzyme ADH: Enzyme này sẽ chuyển hóa ethanol (cồn) thành acetaldehyde, một chất độc hại hơn ethanol.
  • Enzyme ALDH: Acetaldehyde tiếp tục được chuyển hóa thành axit axetic, một chất ít độc hơn và cuối cùng được chuyển hóa thành nước và carbon dioxide để đào thải ra ngoài.

4. Khúng khéng – Bí quyết giải rượu nhanh, giảm tác hại của rượu bia

Ở mỗi người, tốc độ chuyển hóa, đào thải cồn là khác nhau. Lượng cồn tồn dư trong cơ thể lâu gây mệt mỏi kéo dài, đau đầu, làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của cồn tới sức khỏe.

khúng khéng giúp giải rượu

Nhiều nghiên cứu trên cả động vật và người đã chứng minh tác dụng tích cực của Khúng khéng trong việc giải rượu.

Khúng khéng chứa Ampelopsin, giúp tăng nồng độ enzyme và thúc đẩy hoạt động của các enzyme chuyển hóa cồn. Từ đó hỗ trợ giảm nhanh nồng độ cồn trong máu, giảm các triệu chứng khó chịu sau khi uống rượu bia như mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu…

Ngoài ra, các hoạt chất trong Khúng khéng còn giúp hỗ trợ giảm thiểu tổn thương các tế bào gan, bảo vệ gan hiệu quả trước sự tác động của cồn.

>>> Xem thêm: Cụ thể về công dụng giải rượu, giải độc gan từ Khúng khéng và Kế sữa

Bên cạnh đó, cần lưu ý một số vấn đề sau để hạn chế tác hại của rượu bia khi sử dụng:

  • Uống có chừng mực: Khi cần thiết, cũng chỉ nên sử dụng rượu bia với lượng càng hạn chế càng tốt.
  • Không uống khi đang dùng thuốc bởi cồn có thể tương tác với nhiều loại thuốc, gây tác dụng phụ.
  • Người lái xe, vận hành máy móc, đang bị ốm không dùng rượu bia.
  • Ăn lót dạ trước khi uống, nên uống rượu bia cùng nước lọc để làm loãng cồn.
  • Không uống chung rượu bia bởi dễ gây say hơn…

Trên đây là những tác hại của rượu bia và và một số bí quyết giúp phòng ngừa, hạn chế. Liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bật mí cách phòng ngừa 10 bệnh tuổi già thường gặp

Tuổi tác càng cao đi kèm với nguy cơ phải đối mặt với ngày càng nhiều bệnh lý. Dưới đây…

Dấu hiệu cảnh báo suy giảm chức năng gan – Đừng chủ quan

Suy giảm chức năng gan là tình trạng gan bị tổn thương dẫn đến không thể thực hiện tốt các…

Kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân ung thư

Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư đúng cách là vô cùng cần thiết, giúp người bệnh phục hồi thể…

6 Cách phân biệt nấm Linh chi thật giả đơn giản

Vì sự quý hiếm của nấm Linh Chi mà trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại nấm giả, kém…

Linh chi – Dược liệu quý cho sức khỏe

Nấm Linh chi từ lâu đã được biết đến là một trong vị thuốc bổ hàng đầu. Những lợi ích…

Bí quyết chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh

Sau sinh là giai đoạn nhạy cảm đối với cả tinh thần và sức khỏe của người phụ nữ. Vì…

0343446699