Kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân ung thư

24/07/2024

Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư đúng cách là vô cùng cần thiết, giúp người bệnh phục hồi thể chất, hỗ trợ quá trình điều trị, giảm thiểu đau đớn, từ đó nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ.

1. Tổng quan về bệnh ung thư

Ung thư là căn bệnh liên quan đến sự tăng sinh tế bào không kiểm soát. Những tế bào đó xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến những bộ phận khác trong cơ thể.

Có nhiều loại ung thư, tuy nhiên có một số loại thường gặp nhất là ung thư vú, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt…

Đối với bệnh ung thư, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, có chế độ chăm sóc phù hợp sẽ giúp nâng cao chất lượng sống của người bệnh, giảm thiểu đau đớn, kéo dài tuổi thọ.

2. Những vấn đề sức khỏe thường gặp ở bệnh nhân ung thư

Vấn đề sức khỏe ở bệnh nhân ung thư có thể khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn của bệnh và phương pháp điều trị được sử dụng. Tuy nhiên, một số vấn đề sức khỏe phổ biến nhất bao gồm:

vấn đề sức khỏe ở bệnh nhân ung thư

Mệt mỏi

Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân ung thư, ảnh hưởng đến khoảng 80-90% bệnh nhân. Mức độ mệt mỏi có thể từ nhẹ đến nặng, diễn ra thường xuyên hoăc không thường xuyên.

Người ung thư hay mệt mỏi có thể do bản thân căn bệnh gây nên, ảnh hưởng của quá trình hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, do mất máu hay yếu tố tâm lý.

Chán ăn

Ung thư có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn thông qua việc giải phóng các chất gây viêm trong cơ thể, thay đổi cơ chế sử dụng năng lượng khiến năng lượng hạn chế tiêu hao và làm thay đổi vị giác.

Các phương pháp điều trị ung thư cũng có thể gây tác dụng phụ, gây lở loét khoang miệng, rối loạn tiêu hóa… gây chán ăn.

Người suy kiệt, sụt cân

Suy kiệt và sụt cân ở bệnh nhân ung thư là những vấn đề nghiêm trọng cần có giải pháp khắc phục, điều trị kịp thời.

Đa phần tình trạng suy kiệt, sụt cân nghiêm trọng xảy ra sau quá trình xạ trị, hóa trị. Lúc này, ngoài các tế bào bất thường thì các tế bào khỏe mạnh cũng bị tiêu diệt, khiến người bệnh tiều tụy, suy kiệt.

Đau đớn

Có nhiều nguyên nhân gây đau ở bệnh nhân ung thư. Khi khối u phát triển, nó có thể chèn ép các mô, dây thần kinh và xương, gây ra đau đớn. Khi ung thư di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể cũng có thể gây đau.

Thêm vào đó, lo lắng, trầm cảm và stress cũng có thể góp phần làm tăng mức độ đau đớn ở bệnh nhân ung thư.

Buồn nôn, nôn

Ung thư có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, khiến thức ăn di chuyển chậm hơn qua đường ruột và gây ra buồn nôn. Đối với các trường hợp nặng, khối u phát triển và chèn ép đường tiêu hóa, gây ra buồn nôn và nôn.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc điều trị ung thư, hóa chất, xạ trị… cũng có thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng này.

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa ở người mắc bệnh ung thư có thể gồm nhiều triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, đầy hơi, ợ nóng…

Những triệu chứng trên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, làm giảm hấp thu dinh dưỡng, mất nước, khiến tình trạng mệt mỏi, suy kiệt ngày một trầm trọng.

Suy giảm hệ thống miễn dịch

Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm và tế bào ung thư.

Tuy nhiên, ở bệnh nhân ung thư, hệ miễn dịch thường bị suy yếu, khiến họ dễ bị mắc bệnh hơn và khó hồi phục sau khi điều trị.

3. Kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân ung thư thường trải qua nhiều khó khăn về thể chất và tinh thần. Do đó rất cần sự quan tâm, hỗ trợ từ những người xung quanh. Bản thân người bệnh cũng cần nỗ lực để chiến đấu với bệnh tật.

chăm sóc bệnh nhân ung thư

Dưới đây là một số kinh nghiệm để chăm sóc bệnh nhân ung thư tốt hơn:

Tuân thủ phác đồ điều trị

Ung thư là bệnh lý nguy hiểm, tiến triển khó lường. Vì thế, người bệnh cần được thăm khám, điều trị theo đúng chỉ định và phác đồ của bác sĩ.

Tuân thủ phác đồ điều trị ung thư là việc bệnh nhân thực hiện đầy đủ và đúng theo các hướng dẫn của bác sĩ về các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch,…

Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị, khả năng khỏi bệnh và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư.

Giảm đau, kiểm soát triệu chứng

Mục tiêu của việc giảm đau và kiểm soát triệu chứng là giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái nhất có thể. Có nhiều phương pháp khác nhau để giảm đau và kiểm soát triệu chứng ung thư như dùng thuốc, xạ trị, phẫu thuật, liệu pháp thần kinh…

Ngoài ra, có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe như thiền để giảm đau, chườm…

Chế độ dinh dưỡng dành cho người ung thư

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bệnh nhân ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để có đủ sức khỏe chống chọi với bệnh tật.

Dinh dưỡng cân bằng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị; đồng thời giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe sau điều trị.

Chọn lựa thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và phù hợp với khẩu vị của bệnh nhân. Đa dạng hóa các nhóm chất như protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Sử dụng thảo dược giúp bồi bổ và tăng cường sức khỏe

Bên cạnh thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, bệnh nhân ung thư nên được bồi bổ bằng sâm, nhung hươu, đông trùng hạ thảo.

bồi bổ sức khỏe cho bệnh nhân ung thư

  • Nhân sâm: Tác dụng hàng đầu của sâm đối với người ung thư là hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tế bào ung thư tốt hơn.
  • Lộc nhung: Lộc nhung giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào; giúp bồi bổ sức khỏe, cải thiện tình trạng suy kiệt do thiếu dinh dưỡng, giảm bớt các triệu chứng và tăng cường sức khỏe tổng thể. Đặc biêt, một số nghiên cứu cho thấy lộc nhung có thể giúp giảm một số tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Đông trùng hạ thảo: Một số nghiên cứu trong ống nghiệm và trên động vật cho thấy đông trùng hạ thảo có thể có tác dụng chống ung thư. Trên thực tế, thảo dược quý này giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn.

Chăm sóc sức khỏe tâm thần

Không ít trường hợp bệnh nhân sau khi biết mình bị bệnh thì sau đó suy sụp, thậm chí ra đi rất nhanh. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần, giúp người bệnh lạc quan, vững tâm là điều rất quan trọng:

  • Lắng nghe, đồng cảm: Dành thời gian, kiên nhẫn lắng nghe người bệnh chia sẻ về bệnh tật, nỗi sợ hãi… và động viên, khuyến khích họ dũng cảm chiến đầu với bệnh tật.
  • Giải trí: Tạo điều kiện cho bệnh nhân tham gia các hoạt động giải trí phù hợp với sức khỏe như đọc sách, nghe nhạc, xem phim…
  • Kết nối cộng đồng: Khuyến khích bệnh nhân tham gia các nhóm cộng đồng để chia sẻ kinh nghiệm và nhận được sự động viên từ những người cùng cảnh ngộ.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Kế sữa – Thảo dược vàng trong chăm sóc gan

Được biết tới là một trong những thảo dược hàng đầu dành cho gan, Kế sữa đã được nghiên cứu…

Bí quyết xua tan mệt mỏi tức thì từ thảo dược thiên nhiên

Cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả, căng thẳng, áp lực khiến chúng ta dễ rơi vào trạng…

Bí quyết bảo vệ gan cho người thường xuyên sử dụng rượu bia

Nếu như trước đây, số bệnh nhân nhập viện vì bệnh gan đa phần do virus thì 10 năm trở…

Mệt mỏi, căng thẳng và giải pháp hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, con người phải đối mặt với vô vàn áp lực, từ công việc,…

Bí quyết chống lão hóa từ thảo dược thiên nhiên

Phụ nữ ngoài 30 tuổi bắt đầu cảm nhận những dấu hiệu của thời gian qua làn da và cơ…

Hồng sâm và Linh chi – Bộ đôi hoàn hảo cho giấc ngủ ngon

Giấc ngủ ngon là chìa khóa vàng cho một cuộc sống khỏe mạnh và năng động, giúp cơ thể phục…

0343446699