Phân biệt Nhân sâm giả và thật: Bí kíp thông minh cho người dân

24/07/2024

Hiện nay, thị trường Nhân sâm “thượng vàng hạ cám” khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng. Để tránh “tiền mất tật mang”, độc giả tham khảo cách phân biệt Nhân sâm giả và thật trong bài viết sau.

Nhân sâm – Vua của các loại dược liệu

Nhân sâm là vị thuốc bổ quý hiếm, đứng đầu trong “Tứ đại danh dược” của Đông y (Sâm – Nhung – Quế – Phụ). Hàng ngàn năm nay, dược liệu này được người dân sử dụng như “thượng phẩm” giúp  bồi bổ và nâng cao sức khỏe.

Không chỉ có trong Đông y, theo nghiên cứu khoa học Nhân sâm chứa hoạt chất chính là Saponin, Ginsennosides, axit béo, nguyên tố hóa học. Những hợp chất này có tác dụng:

  • Tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, cải thiện sức khỏe tim mạch.
  • Cải thiện trí nhớ.
  • Tăng cường chức năng miễn dịch cơ thể.
  • Chống oxy hóa, phòng ngừa bệnh ung thư.
  • Cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Cải thiện chức năng tình dục ở phụ nữ mãn kinh, tăng cường sinh lý nam giới.
  • Chống lão hóa và làm đẹp da…

Ngày nay, khi điều kiện kinh tế được nâng cao, việc sử dụng sâm để bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể lực, phục hồi sau ốm dậy hay làm quà biếu tặng… trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên, thị trường Nhân sâm “thượng vàng hạ cám” tràn lan khiến người tiêu dùng như bị đánh đố.

Vì vậy, để lựa chọn Nhân sâm thật, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng nên nắm rõ những bí quyết phân biệt dưới đây.

Phân biệt nhân sâm giả và thật

Bí quyết phân biệt Nhân sâm giả và thật

Dựa vào đâu để biết được đây là sâm giả, đây là sâm thật? Tất cả những thông tin về màu sắc, hình dáng, số lượng… sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết.

 

Đặc điểm nhận diện NHÂN SÂM THẬT NHÂN SÂM GIẢ
MÀU SẮC Màu vàng ngà, già màu, đôi khi màu sắc củ sâm còn phụ thuộc vào vùng đất trồng khiến chúng có màu đặc trưng. Màu trắng bệch hoặc màu vàng trắng chứ không có màu vàng như Sâm Hàn Quốc 6 năm tuổi.
HÌNH DẠNG – Nhân sâm có hình dáng giống người, 2 rễ cái to.

– Phần thân và rễ có sự cân xứng, nhìn hài hòa.

– Củ sâm có từ 2 – 3 rễ, xung quanh quá nhiều rễ con dai, khó bẻ.

– Rễ có các nốt sần nổi lên.

– Khi cầm chắc tay, không bị nhẹ, xốp.

– Củ sâm thường to hơn với thân hình thon hơi dài.

– Khi cầm sẽ thấy củ sâm mềm nhẹ, không chắc chắn.

– Sâm giả Trung Quốc thường chỉ có rễ cọc và ít rễ con, gần như không có.

– Thân của sâm khô nhăn nheo, không căng, không trơn láng, không có lớp đất dính xung quanh do được rửa sạch và có thể tẩm hóa chất.

ĐẦU CỦ SÂM Phần đầu sẽ có 3 – 4 mắt, mọc chen nhau. – Phần đầu không có 3 – 4 mắt chồi rõ ràng.

– Đầu củ không tròn, rắn chắc như sâm thật.

ĐƯỜNG VÂN TRONG RUỘT CỦ SÂM Khi thái lát phần sâm bên trong sẽ thấy lát sâm có nhiều đường vân, nhiều vòng vân, thớ sâm mịn, kết cấu chặt chẽ. – Thái không có đường vân bên trong.

– Kết cấu bên trong sẽ xốp, hơi rỗng ruột.

MÙI VỊ Mùi: Có mùi thơm đặc trưng của nhân sâm, nhẹ nhàng và dễ chịu.

Vị: Có vị ngọt nhẹ pha lẫn vị đắng đặc trưng, khi ngậm sẽ cảm nhận được hậu vị ngọt.

Mùi: Có thể không có mùi hoặc có mùi lạ, hắc, không tự nhiên.

Vị: Có vị đắng gắt, không có hậu vị ngọt hoặc có thể có vị ngọt nhân tạo.

KẾT CẤU VÀ ĐỘ MỀM DẺO Kết cấu: Nhân sâm thật thường mềm, dẻo và có thể dễ dàng bẻ gãy bằng tay.

Độ mềm dẻo: Khi nhai sẽ cảm nhận được sự mềm dẻo, có chút dai và không quá cứng.

Kết cấu: Nhân sâm giả thường cứng, khó bẻ và không có độ dẻo.

Độ mềm dẻo: Khi nhai có cảm giác cứng, không có độ dai và dễ vỡ.

Sử dụng Nhân sâm giả có hại không?

Câu trả lời là có. Không những hại mà còn có hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe, cụ thể:

1. Ngộ độc

  • Nhân sâm giả thường được làm từ các loại rễ cây hoặc nguyên liệu không rõ nguồn gốc thường chứa nhiều tạp chất, hóa chất độc hại, kim loại nặng… có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính.
  • Triệu chứng ngộ độc bao gồm: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, nhức đầu, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim…

2. Gây hại cho các cơ quan

  • Nhân sâm giả có thể gây tổn thương gan, thận, tim mạch, hệ thần kinh..
  • Nguy cơ cao hơn đối với những người mắc bệnh nền như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường….

3. Không mang lại hiệu quả chăm sóc sức khỏe

Nhân sâm giả không chứa các thành phần hoạt chất có lợi của nhân sâm thật, vì vậy sẽ không mang lại hiệu quả điều trị như mong đợi. Người sử dụng sẽ không nhận được các lợi ích sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tinh thần và thể lực, hoặc hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.

4. Lãng phí tiền bạc

Ngoài các nguy cơ sức khỏe, việc mua và sử dụng nhân sâm giả cũng là một sự lãng phí tiền bạc, do không nhận được giá trị và lợi ích thực sự từ sản phẩm

Địa chỉ nào để mua Nhân sâm thật?

Hiện nay, các loại sâm bày bán trên thị trường đa số không rõ nguồn gốc, xuất xứ nên rất khó đánh giá chất lượng. Chưa kể, những loại sâm đã bị rút ruột, hoàn toàn không có chất lượng hoặc người bán sử dụng công nghệ làm sâm giả, thay thế sâm thật. Vì vậy, bằng mắt thường rất khó để phân biệt đâu là hàng thật, đâu là giả. Do đó, người tiêu dùng cần hết sức cẩn trọng khi chọn Nhân sâm.

Để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng nên lựa chọn sâm của những đơn vị phân phối uy tín trên thị trường. Những sản phẩm phải có bao bì, nhãn hiệu rõ ràng hoặc có xuất xứ cụ thể. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần vận dụng những bí quyết về hình dạng, màu sắc… phân biệt ở phía trên.

Nhân sâm giả và thật

Thêm một lời khuyên nữa cho người tiêu dùng, nên tìm mua sản phẩm có thành phần Nhân sâm để tiện lợi và hiệu quả khi bồi bổ sức khỏe. Tham khảo sản phẩm Sâm Nhung Đại Bổ Tâm Bình, nước uống Hồng sâm Đông trùng Tâm Bình do Dược phẩm Tâm Bình nghiên cứu, sản xuất. Hàm lượng Nhân sâm Hàn Quốc cao, giá cả hợp lý, thương hiệu uy tín, người dùng hoàn toàn an tâm.

Kết luận

Có thể nói, nếu mua phải Nhân sâm giả, người tiêu dùng sẽ rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”. Vì vậy, hãy thận trọng khi lựa chọn Nhân sâm. Bỏ túi ngay bí kíp phân biệt Nhân sâm giả và thật để lựa chọn sản phẩm tốt cho sức khỏe.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

9 nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ – Đừng chủ quan

Lâu nay, chúng ta vẫn thường quan niệm sai lầm rằng đột quỵ là bệnh lý gắn liền với người…

Người cao huyết áp có dùng được hồng sâm không? Lưu ý cần thiết

Hồng sâm từ lâu được biết đến như món quà tuyệt vời cho sức khỏe, giúp tăng lực nhanh chóng,…

9 lưu ý chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người mỡ máu & tiểu đường

Đối với những người mắc bệnh mỡ máu và tiểu đường, không chỉ chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân còn…

Bí quyết phát hiện ung thư cổ tử cung sớm và phòng ngừa chủ động

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Tuy nhiên,…

Phác đồ phục hồi sau đột quỵ và lời khuyên từ chuyên gia y tế

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Tuy…

Chăm sóc sức khỏe tinh thần khi bước vào giai đoạn lão hóa: Bí quyết sống vui, sống khỏe

Khi tuổi tác tăng lên, cơ thể và tâm trí của chúng ta phải trải qua nhiều thay đổi, thậm…

0343446699